6 hiểu lầm cản trở bạn đạt thành tích cao trong công việc môi giới # Phần 4
“Dù bạn nghĩ là mình có thể hay không thể thì bạn vẫn cứ đúng”.
– Henry Ford
1/ Hiểu lầm: Tôi không thể làm được.
Sự thật: Nếu chưa cố gắng, thì bạn không thể biết là bạn có thể hay không thể làm được.
2/ Hiểu lầm: Việc đó không thể thực hiện được ở thị trường của tôi.
Sự thật: Có thể làm được, nhưng bạn cần có cách tiếp cận mới.
3/ Hiểu lầm: Sẽ mất quá nhiều thời gian và sức lực – Tôi sẽ không còn tự do.
Sự thật: Thời gian và sức lực không phải là yếu tố cốt yếu quyết định thành công.
4/ Hiểu lầm: Mạo hiểm quá. Tôi sẽ mất tiền.
Sự thật: Mạo hiểm có mối tương quan trực tiếp tới khả năng kiểm soát những chi phí tăng thêm dẫn đến các kết quả tốt hơn cho bạn.
Sự thật: Khách hàng của bạn không trung thành với bạn, họ trung thành với những tiêu chuẩn mà bạn đại diện.
6/ Hiểu lầm: Có mục tiêu mà không thực hiện đến cùng thì không bao giờ thành công.
Sự thật: Có mục tiêu mà không nỗ lực đạt được thì không bao giờ thành công.
Hiểu lầm #4: Mạo Hiểm Quá. Tôi Sẽ Mất Tiền
Sự Thật: Mạo hiểm có mối tương quan trực tiếp tới khả năng kiểm soát những chi phí tăng thêm dẫn đến các kết quả tốt hơn cho bạn.
Bất kỳ ai đã từng đảm nhiệm vị trí quản lý đều biết rằng khi bàn đến chi phí, mọi người cơ bản chia ra thành hai kiểu:
Có những người kêu lên: “Tốn kém quá!”
và có những người phản bác: “Chúng ta đủ sức làm điều đó”.
Hầu hết mọi người phản ứng cách này hay cách khác là do thói quen hay bản chất.
Hầu như trong mọi trường hợp, bạn có thể kiểm tra các con số và đưa ra một quyết định đúng, vô tư. Tuy nhiên, có những trường hợp bạn không làm được như vậy vì không thể đánh giá rủi ro một cách chính xác. Các Triệu phú môi giới bất động sản biết cách hành động khi kết quả cuối cùng chưa được sáng tỏ. Họ hiểu nếu bạn kiểm soát được những chi phí dẫn đến các kết quả tương ứng – nếu bạn vẫn chú ý đến một tấm séc sau khi đã viết nó và đánh giá kết quả trực tiếp của việc viết séc đó trước khi viết một tấm khác – bạn có khả năng giảm thiểu được rất nhiều rủi ro.
Nó cũng giống như một trò chơi thuở nhỏ là Đèn Xanh, Đèn Đỏ, Tuy nhiên, thay vì chơi trò đèn tín hiệu giao thông vì mục đích vui chơi thuần túy, bạn phải là đèn tín hiệu giao thông cho những chi phí của mình, như thế này: Khi thấy đèn xanh, bạn tăng chi phí lên một lượng vừa đủ để hoàn thành một mục tiêu tương ứng. Bây giờ, vì đã tăng chi phí của mình lên, bạn phải kiểm soát chi phí tăng thêm đó để chắc chắn thu được một lượng thu nhập gia tăng! Giờ bạn đang ở vị trí đèn đỏ. Và bạn sẽ tiếp tục ở đó mà không chi tiêu thêm gì nữa cho đến khi nhận thấy thu nhập của mình đã tăng thêm một lượng hợp lý. Khi lượng gia tăng đạt tới mức độ chấp nhận được cho mức độ chi tiêu đó đèn sẽ chuyển từ đỏ sang xanh, và lúc này bạn có thể thoải mái tăng thêm một lượng chi phí nữa.
Điều này không quá phức tạp, nhưng có quá nhiều người ứng xử như thể đó là một thế giới đèn xanh và liên tục vượt đèn đỏ rồi lại vượt đèn đỏ mà không dừng lại một thời gian đủ để “hãm phanh chi tiêu”. Quá trình này là để bạn nghiên cứu kỹ lưỡng kết quả đạt được và tìm hiểu chính xác xem chúng bắt nguồn từ đâu. Đừng chi trả cho cái tiếp theo cho đến khi bạn chắc chắn cái thứ nhất đang đem lại kết quả rất tốt! Đèn Xanh, Đèn Đỏ là cách bạn có thể làm giảm đáng kể tăng chi tiêu.
Tôi còn nhớ trong những năm đầu tạo dựng sự nghiệp, tôi đã băn khoăn rất nhiều về việc thuê một nhân viên mới. Đó dường như là sự mạo hiểm bất thường về tiền bạc. Lúc đó, một trong những lần tôi cần tuyển nhân viên quản lý mới. Tôi đã phỏng vấn một ứng viên xuất sắc, biết cô ta đòi gấp đôi số tiền lương mà tôi vẫn trả cho bất kỳ ai khác ở vị trí ấy.
Sai lầm đầu tiên của tôi là đánh giá ứng viên đó từ góc độ mức lương hằng năm của cô ấy, mà vì mục đích của cuộc trao đổi này, ta hãy coi số tiền ấy là 60.000 đô la. Tại cơ sở đó, 60.000 đô la là một khoản tiền lớn dành cho vị trí này. Tôi thấy không an tâm và e ngại trước rủi ro rõ ràng của khoản tiền bảo đảm quá lớn này. Sau đó tôi bắt đầu nghĩ rằng rủi ro thật sự đối với tôi chỉ là phần chênh lệch giữa mức lương trước đây tôi trả cho vị trí đó và mức lương của người mới. Có nghĩa là tôi chỉ mạo hiểm khoảng 30.000 đô la một năm cho người mới này. Đây là góc nhìn tốt hơn, đúng sự thật hơn, nhưng 30.000 đô la vẫn là một khoản mạo hiểm đáng kể đối với tôi.
Sau đó tôi lại nghĩ rằng nếu người đó không đạt thành tích tốt, tôi sẽ không phải trả mức lương đó cho cả năm. Sự thật là, tôi chỉ mạo hiểm khoảng 2.500 đô la mỗi tháng nếu người đó làm việc cho công ty.
Tôi nhận ra rằng nếu theo sát thành tích của cô ấy, tôi sẽ có thể nhanh chóng đi đến quyết định là cô ấy có phù hợp với công việc đó không. Tôi biết mình phải yêu cầu cô ấy mang lại những kết quả thật tốt để chứng minh rằng cô ấy xứng đáng được nhận mức lương đó. Cuối cùng tôi quyết định rằng nếu sau ba tháng thành tích tụt giảm hoặc vẫn giữ nguyên, tôi sẽ chia tay cô ấy và tìm một ứng viên khác.
Như vậy tôi chỉ thật sự mạo hiểm 7.500 đô la (2.500 đô la x 3 tháng). Khi đã suy nghĩ theo cách đó, tôi quyết định là mình có thể mạo hiểm. Kết quả vào cuối thời hạn ba tháng, lợi nhuận đã tăng thêm đủ để bù đắp cho chi phí tăng thêm 2.500 đô la một tháng. Cuối năm đó, sau khi trừ đi khoản 30.000 đô la chi phí tăng thêm để trả lương cho nhân viên đó, lợi nhuận ròng của chúng tôi vẫn cao hơn đáng kể so với năm trước đó.
“Từ khi tôi thuê người trợ lý hiện nay, công ty tôi cất cánh. Lời khuyên của tôi là đừng cố gắng làm tất cả mọi việc một mình. Hãy tìm thêm người trợ giúp”.
Jill Rudler – Triệu phú môi giới bất động sản, Doanh số bán hàng – 58 triệu đô la
Westerville, OH
Cuối cùng, khi một đô la bạn chi ra có thể giúp tăng lợi nhuận ròng thì đó là một đô la được đầu tư tốt. Đối với người này, đồng đô la đó là chi phí. Đối với người khác, nó là khoản đầu tư. Các Triệu phú môi giới bất động sản hiểu rõ sự khác biệt giữa chi phí và đầu tư. Họ chơi trò Đèn Xanh, Đèn Đỏ, và thêm vào chi phí tăng thêm, kiểm soát để chúng đem lại thu nhập gia tăng, rồi chỉ lúc này mới tiến lên phía trước. Để khắc phục được Hiểu lầm “Điều đó quá mạo hiểm, bạn phải đánh giá, tham gia và kiên nhẫn.
Trích: Triệu phú môi giới bất động sản
– Gary Keller cùng Dave Jenks và Jay Papasan